KỸ THUẬT SẢN XUẤT DONG RIỀNG ĐỎ LÀM DƯỢC LIỆU

(Sử dụng phân bón hữu cơ)

I.   PHẦN VẬT TƯ

(Tính cho 01 ha)

STTNội dungĐVTLượngGhi chú
1Hạt giốngkg6Chỉ được sử dụng một trong hai hình thức giống
Củ giốngkg2.000
2Vôi bộtkg500 
3Phân chuồng ủ hoaikg60.000 
4Phân hữu cơ vi sinhkg30.000 
5Thuốc bảo vệ thực vật1.000 đồng1.200Thuốc thảo mộc, sinh học
  • Định mức trên là định mức tối đa; trong quá trình sản xuất, tùy thuộc vào độ phì nhiêu của đất, đặc điểm tự nhiên, điều kiện canh tác của từng vùng có thể điều chỉnh định mức trên cho phù hợp, nhưng không vượt quá định mức tối đa.
  • Có thể sử dụng loại phân hữu cơ khác được sử dụng trong sản xuất hữu cơ để thay thế, lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

II.      KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC

  1. NGUYÊN TẮC CHUNG
    1. Nếu sản xuất Dong riềng đỏ hữu cơ theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) phải đáp ứng các yêu cầu về sản xuất trồng trọt hữu cơ quy định tại TCVN 11041- 1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ.
    1. Nếu sản xuất Dong riềng đỏ hữu cơ theo tiêu chuẩn Hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS – Participatory Guarantee System) phải đáp ứng các yêu cầu về sản xuất trồng trọt hữu cơ quy định tại tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam phiên bản thứ 3 được IFOAM công nhận tháng 9/2013.

2.   KỸ THUẬT TRỒNG DONG RIỀNG ĐỎ

  • Thời vụ trồng

Dong riềng đỏ trồng tập trung trong tháng 2 (dương lịch) để tận dụng mưa xuân, cây mọc nhanh và đều.

Trồng sau 9 tháng, cây có thể thu hoạch để lấy củ tươi; trồng sau 10 – 11 tháng, có thể thu hoạch để chế biến tinh bột.

2.2.   Đất trồng và kỹ thuật làm đất

  • Chọn đất: Đất để trồng cây Dong riềng đỏ tốt nhất là trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha, nhiều mùn, đủ ẩm, đất không bị úng đọng nước.
    • Làm đất:

+ Cày sâu từ 10 – 15 cm, bừa kỹ, sạch cỏ; bổ sung trấu, mùn cưa… để tăng độ tơi xốp cho đất.

+ Xử lý đất bằng vôi bột trước khi trồng với lượng 500kg/1ha để hạn chế nguồn bệnh hại trong đất.

+ Trồng trên đất tương đối bằng phẳng thì lên luống rộng 0,9 m (trồng 2 hàng) hoặc 1,5 m (trồng 3 hàng), rãnh thoát nước từ 25 – 30 cm. Trồng trên đất dốc thì sau khi làm sạch cỏ tiến hành bổ hốc 20 x 20 x 20 cm rồi trồng.

Lưu ý: Đất đã trồng Dong riềng nhiều năm cần tăng cường xử lý đất bằng vôi bột và phân bón hữu cơ để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, tăng độ xốp cho đất.

2.3.   Giống và mật độ trồng

a.   Giống
  • Hạt giống: Lượng hạt giống từ 5-6 kg/1 ha. Chọn hạt giống già, có màu đen nâu đặc trưng. Trước khi ươm hạt phơi qua nắng nhẹ, xử lý hạt giống trong nước ấm 300c, ngâm trong vòng 6-12 tiếng, sau đó rửa sạch, để ráo mước và dùng vải mềm hoặc bao tải ủ, thường xuyên tưới nước giữ ẩm. Khi hạt nứt nanh, đem gieo trong bầu đất, chăm sóc cây giống trong vườn ươm, khi cây có 2 -3 lá thật thì đem trồng.
    • Củ giống: Lượng củ giống từ 1.500-2.000 kg/1 ha. Chọn củ giống đồng đều, đúng giống, không bị trầy xước và sạch bệnh; củ giống có nhiều mầm phát triển tốt.

Xử lý củ giống trước khi trồng bằng vôi để hạn chế bệnh hại: Ngâm củ giống từ 15 – 20 phút trong nước vôi 1% (1 lạng vôi pha với 10 lít nước) lấy củ ra để khô nước thì trồng hoặc trộn 5kg vôi bột với 1 tạ củ giống trước khi trồng. Dùng tay bẻ mầm củ, chấm vị trí bẻ mầm vào vôi bột trước khi trồng giúp củ nhanh liền sẹo, tránh bị nhiễm bệnh hoặc thối củ.

  • Mật độ trồng: Tùy thuộc vào loại đất trồng để xác định mật độ và khoảng cách trồng hợp lý, đất tốt thì trồng thưa hơn.
Loại đấtMật độ (cây/ha)Hàng Hàng (cm)Khóm Khóm (cm)
Đất tốt27.000 – 28.0006060
Đất trung bình33.000 – 34.0006050

2.4.   Kỹ thuật trồng và chăm sóc

a.   Cách trồng

Sau khi xẻ rãnh hoặc bổ hốc, tiến hành bón lót và phủ một lớp đất mỏng lên trên phân nhằm tránh củ giống/cây giống tiếp xúc trực tiếp với phân, đặt củ giống/cây giống vào sâu khoảng 10 – 12 cm, mầm hướng lên trên (đối với củ giống), phủ một lớp đất mỏng lên trên và ấn nhẹ để củ giống tiếp xúc với đất, gốc cây giống được chặt; có thể phủ rơm rạ lên trên luống sau khi trồng để giữ ẩm.

b.   Phân bón
  Phương pháp bón  Thời gian bón  Lượng phânGhi chú
  100% lượng vôi bộtHoặc có thể sử dụng loại phân hữu cơ khác được sử dụng trong sản xuất hữu cơ, lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Bón lótTrước khi trồng100%  lượng   phân
  chuồng ủ hoai
Bón thúc lần 1Sau khi cây ra 5-6 lá50%   lượng    phân
hữu cơ vi sinh
Bón thúc lần 2Sau bón thúc lần một50%   lượng    phân
2 thánghữu cơ vi sinh

Chú ý : Rải phân giữa hai hàng tránh để phân tiếp xúc trực tiếp vào gốc cây

c.   Làm cỏ, vun xới
  • Lần 1: Sau trồng một tháng kết hợp với bón thúc lần 1 thì làm cỏ, xới

vun đất phủ phân bón thúc, tạo rãnh thoát nước.

– Lần 2: Sau trồng khoảng 4 tháng tiến hành bón thúc lần 2, làm cỏ, vun xới phủ phân bón thúc.

Sau khi làm cỏ, vun xới có thể phủ trấu, mùn cưa vào gốc cây giúp cho đất tơi xốp, củ to và năng suất cao.

2.5.   Quản lý sinh vật hại

Áp dụng Phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (nguyên tắc chính: Cây dong riềng khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia) hoặc quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp IPHM (nguyên tắc chính: Cây dong riềng khỏe, đất khỏe, quản lý nước, quản lý dịch hại tổng hợp, đa dạng sinh học). Tùy theo tình hình và mức độ gây hại của sâu bệnh có thể dùng thuốc BVTV sinh học, thảo mộc để phun trừ. Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng cách).

  • Cỏ dại: Thực hiện các biện pháp canh tác như làm đất kỹ, phủ luống bằng rơm rạ … để khống chế cỏ dại, vừa giữ ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho dong riềng sinh trưởng, phát triển.
–   Sâu khoang:

Vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng.

Sử dụng bả chua ngọt để diệt trưởng thành.

Có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu sinh học để phun trừ khi mật độ, tỷ lệ hại của sâu cao như Vi-BT, Bitadin WP, Aizabin WP, BIO-B…

–   Rệp

Vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng.

Bảo vệ các loài thiên địch của rệp như bọ rùa, kiến, nhện.

Có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học như BIO-B, nấm xanh Metarhizium

… để phun trừ khi mật độ, tỷ lệ hại rệp cao.

–   Châu chấu

Vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng.

Mật độ thấp có thể bắt bằng tay, mật độ cao có thể sử dụng một trong các thuốc trừ sâu sinh học để phun trừ như Enasin 32 WP, TP-Thần tốc 16.000 IU, …

–   Bệnh cháy lá

Vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng.

Lấy củ sạch bệnh để làm giống.Xử lý củ giống trước khi trồng.

Trồng với mật độ thích hợp, không trồng dày.Bón phân cân đối. Làm cỏ, cắt bỏ lá già để gốc thông thoáng.

Có thể sử dụng các loại thuốc trừ bệnh sinh học Kasumin 2SL, DITACIN 8SL để phun khi bệnh phát sinh, gây hại.

–   Bệnh thối thân

Dọn sạch đồng ruộng trước khi trồng. Xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột

Lấy củ sạch bệnh để làm giống. Xử lý củ giống trước khi trồng.

Trồng với mật độ thích hợp, không trồng dày.Bón phân cân đối. Làm cỏ, cắt bỏ lá già để gốc thông thoáng.

Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh kịp thời, rắc vôi vào đất tại chỗ đã nhổ bỏ cây.

Có thể sử dụng Trichoderma hoặc sử dụng thuốc Boocđô 1% tưới ướt

đẫm gốc, tưới 2 -3 lần cách nhau 7 – 10 ngày

3.   THU HOẠCH, BẢO QUẢN

Thu hoạch khi cây Dong riềng đỏ bắt đầu ra hoa (Khi đó hàm lượng dược liệu trong cây là cao nhất), thu hoạch toàn bộ thân, lá, củ làm để làm dược liệu.

Không được sử dụng các chất bảo quản, phụ gia đối với dong riềng đỏ hữu cơ; trong quá trình thu hoạch, sơ chế, đóng gói, vận chuyển không được lẫn sản phẩm sản xuất hữu cơ với sản xuất thông thường.

4.   GHI CHÉP HỒ SƠ

Nếu sản xuất Dong riềng đỏ hữu cơ: Trong quá trình sản xuất cá nhân, tổ chức cần tuân thủ đúng quy định về việc ghi chép nhật ký, hồ sơ và lưu giữ theo quy định.

5.   QUẢN LÝ CHẤT THẢI ĐỒNG RUỘNG

Tuyệt đối không vứt vỏ bao bì thuốc BVTV, giống, phân bón ngoài đồng ruộng. Phải thu gom và bỏ vào bể chứa để có biện pháp xử lý.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH

TRỒNG DONG RIỀNG ÁP DỤNG LÊN LUỐNG CAO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

gọi ngay